Tin tức y học > Xuất hiện “siêu vi khuẩn” E.coli đa kháng thuốc

Cuối tháng 5, đầu tháng 6 này, tại BV Nhi đồng Cần Thơ ghi nhận 4 trường hợp trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy có kết quả dương tính với E.coli kháng thuốc, trong đó 2 trường hợp đã tử vong. Tại một số BV khác cũng đã từng xuất hiện vi khuẩn E.coli biến thể đa kháng với một số kháng sinh đặc hiệu, gây bệnh cảnh rất nặng.
Cuối tháng 5, đầu tháng 6 này, tại BV Nhi đồng Cần Thơ ghi nhận 4 trường hợp trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy có kết quả dương tính với E.coli kháng thuốc, trong đó 2 trường hợp đã tử vong. Tại một số BV khác cũng đã từng xuất hiện vi khuẩn E.coli biến thể đa kháng với một số kháng sinh đặc hiệu, gây bệnh cảnh rất nặng.
TS. Phạm Văn Ca, Phó trưởng khoa Xét nghiệm - BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vi khuẩn E.coli sống cộng sinh trong ruột, là nhóm vi khuẩn có ích tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu không may nhiễm phải khuẩn E.coli kháng thuốc thì khuẩn này sẽ sinh độc tố, gây bệnh cảnh nặng nề, thậm chí tử vong nếu không kịp thời điều trị. Theo TS. Phạm Văn Ca, mức độ kháng thuốc của E.coli hiện ở mức trung bình. Số liệu giám sát trong năm 2012 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho thấy, tỷ lệ kháng ampicilin lên tới 81,4%; amoxicillin/clavunanic và ampicillin/sulbactam khoảng 40%. Các kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 cũng bị kháng đến gần một nửa, và với các kháng sinh nhóm fluoro-quinolon bị kháng là khoảng 45%.
Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận một số trường hợp tử vong do E.coli đa kháng, nhất là chủng có sinh ra men NDM-1 - được gọi là “siêu vi khuẩn” vì kháng nhiều loại kháng sinh. Ở Việt Nam gần đây đã ghi nhận một số ca đa kháng thuốc tương tự, tuy nhiên tỷ lệ tử vong không cao. TS. Phạm Văn Ca cho biết thêm, về mặt lâm sàng không có sự khác biệt giữa tiêu chảy do vi khuẩn E.coli kháng thuốc, đa kháng thuốc hay không kháng thuốc. Tuy nhiên, căn cứ theo diễn tiến của bệnh, tất cả các trường hợp tiêu chảy sau 3 ngày điều trị mà triệu chứng không thuyên giảm thì cần nghĩ ngay đến kháng thuốc và phải tìm căn nguyên để có biện pháp can thiệp hiệu quả. Khuẩn E.coli kháng thuốc có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả tốt nhờ biện pháp phối hợp các thuốc điều trị. Trường hợp vào viện khi đã muộn, bệnh nhân đã trong tình trạng sốc không hồi phục thì điều trị rất khó khăn, nguy cơ tử vong cao. Riêng với trường hợp đa kháng thuốc thì vẫn là thách thức của ngành y.

Tin tức khác
 
Tin tức tiêu biểu
Hội thảo nâng cao năng lực quản lý nguy cơ sinh học phòng xét nghiệm di động phản ứng nhanh
Sáng ngày 18/12/2023, Hội thảo “Nâng cao năng lực về quản lý nguy cơ sinh ...
Viện Pasteur TP.HCM và Bệnh viện Thống Nhất phối hợp tổ chức khoá học An toàn tiêm chủng 22-24/12/2023
Sáng ngày 22/12/2023 - Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Thống Nhất ...
Khóa đào tạo An toàn tiêm chủng trực tiếp (20-22/12/2023)
Sáng ngày 20/12/2023, Trung tâm Đào tạo - Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã triển ...
Lễ trao bằng cho Tân tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy
Ngày 26/5/2023, tại phòng họp B9, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh long trọng tổ ...