Kiểm soát chất lượng phòng xét nghiệm được đưa ra nhằm phát hiện, giảm thiểu và chỉnh sửa những sai sót trong quy trình phân tích tại phòng xét nghiệm trước khi trả kết quả cho bệnh nhân, nhằm nâng cao chất lượng kết quả xét nghiệm của phòng xét nghiệm. Kiểm soát chất lượng là một phép đo lường độ chính xác, nói cách khác là đo lường khả năng đưa ra những kết quả xét nghiệm giống nhau tại các thời điểm khác nhau và ở các điều kiện thực hiện khác nhau. Một mẫu dùng cho kiểm soát chất lượng phòng xét nghiệm thường được chạy khi bắt đầu mỗi ca làm việc, sau khi một dụng cụ hay máy móc được đưa vào sử dụng, khi thay đổi lô hoá chất, sau khi ti chuẩn máy, và khi kết quả của bệnh nhân có dấu hiệu thiếu chính xác.
Chính vì vậy, ngày 17/12/2018 đến 22/12/2018 Trung tâm đào tạo - Viện Pasteur Tp.HCM đã tổ chức khóa học nâng cao với tên gọi "Kiểm soát chất lượng và thẩm định phương pháp xét nghiệm định lượng" với 20 học viên là các cán bộ phòng xét nghiệm của khu vực phía Nam, khóa học tổ chức trong 5 ngày với nhiềm nội dung phong phú bao gồm:
- Các công cụ tính toán độ trung bình, độ lệch chuẩn (SD), và hệ số biến thiên (CV) sẽ được giới thiệu và sử dụng trong suốt lớp tập huấn.
- Khi hệ thống phân tích ổn định sẽ tạo ra tập hợp dữ liệu có cùng phân phối chuẩn
- Gauss là gì ?
- Luật QC và các qui luật Westgard
- Sai số tổng Total Error (TE)
- Đưa Sai số tổng cho phép (Total allowance error -TEA) vào chất lượng
- Giá trị trung bình PXN của bạn có thể lệch bao xa?
- Các qui trình đo lường tiêu chuẩn sử dụng TEA và thông số kỹ thuật của phương pháp hiện tại cho phép một phòng thí nghiệm để xác định các phương pháp có thỏa mãn các thông số kỹ thuật về chất lượng hay không.
- Giới thiệu về chỉ số Sigma and Sai số hệ thống tối đa (Critical Systematic Error - ΔSEc).
- Giới thiệu cách thẩm định phương pháp
- Giới thiệu hoạt động bao gồm các thực nghiệm sau:
- Phân tích tính tuyến tính của phương pháp.
- Độ chụm – Độ chụm của xét nghiệm, thực hiện và phân tích kết quả độ chụm trong cùng 1 lần chạy và trong các lượt chạy khác nhau.
- So sánh các phương pháp, học viên sẽ xác định các lỗi hệ thống hiện tại của và tính toán lỗi tổng cho một phương pháp xét nghiệm.
- Khoảng Tham chiếu – Phòng xét nghiệm, học viên tìm hiểu làm thế nào để thiết lập một khoảng tham chiếu đến các phương pháp mới.
- Giới thiệu chỉ số SD (SDI) và z-score và sẽ xem xét báo cáo PT test.
- Hiểu được các báo cáo so sánh liên phòng
- Dựa trên những thông tin được cung cấp từ các báo cáo so sánh liên phòng thí nghiệm, học viên sẽ điều tra một sự cố về QC.
Khóa học đã cung cấp được nhiều kiến thức bổ ích cho nhu cầu công việc của học viên.
Kết thúc khóa tập huấn, 100% học viên đã hoàn thành bài kiểm tra cuối khóa, nắm bắt được hầu hết các yêu cầu cơ bản của khóa học.
Hình ảnh lớp học:
Đăng bài: Phạm Huy - TTĐT |